Thí sinh đăng ký xet tuyển Đại học ngành kỹ thuật phục hồi chức năng tăng mạnh

Trong những năm gần đây, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học ngành học kỹ thuật phục hồi chức năng (PHCN) đang chiếm tỉ lệ cao trong tốp đầu khối ngành sức khỏe, đủ để thấy sức hút của ngành này trong lĩnh vực y tế Việt Nam.

Thí sinh đăng ký xet tuyển Đại học ngành kỹ thuật phục hồi chức năng tăng mạnh
Thí sinh đăng ký xet tuyển Đại học ngành kỹ thuật phục hồi chức năng tăng mạnh

Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một khái niệm về phục hồi chức năng là các biện pháp y học và kỹ thuật phục hồi nhằm làm giảm tác động của giảm chức năng và khuyết tật, đảm bảo cho người khuyết tật hội nhập xã hội, có những cơ hội bình đẳng và tham gia đầy đủ các hoạt động của xã hội. Trong đó, kỹ thuật phục hồi chức năng là một bộ phận không thể thiếu của ngành phục hồi chức năng, sử dụng các kỹ thuật trị liệu đa dạng, hiệu quả và đang được xã hội đánh giá rất cao.

Nhiều học sinh THPT chọn học Đại học ngành kỹ thuật phục hồi chức năng chính bởi sự hấp dẫn, thú vị và nhiều thách thức của chuyên ngành y khoa này. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ có cơ hội tìm hiểu về hoạt động của các hệ thống cơ quan trong cơ thể như hệ hô hấp, thần kinh, cơ xương khớp… và phân tích từng hoạt động chức năng của chúng.

Thông qua các môn học trong chương trình đào tạo đại học ngành kỹ thuật phục hồi chức năng, sinh viên y khoa sẽ được trải nghiệm cảm giác thực sự ấn tượng khi bản thân giống như nhà khoa học thực sự, có một tư duy phản biện sâu sắc, có thể áp dụng can thiệp hiệu quả cho nhiều loại bệnh lý từ nội khoa, ngoại khoa đến nhi khoa, sản khoa.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Đại học ngành kỹ thuật phục hồi chức năng
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Đại học ngành kỹ thuật phục hồi chức năng

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Đại học ngành kỹ thuật phục hồi chức năng

Người học sau khi tốt nghiệp Đại học sẽ được cấp bằng Cử nhân Kỹ thuật phục hồi chức năng để có thể làm ở những vị trí việc làm như: Khoa phục hồi chức năng, khoa Y học cổ truyền của các cơ sở khám chữa bệnh; Bệnh viện, trung tâm Phục hồi chức năng; Trung tâm dưỡng lão; các Tổ chức phi chính phủ nghiên cứu, các dự án về phục hồi chức năng và người khuyết tật. Đặc biệt, sau khi thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh 9 tháng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng sẽ được Cục quản lý Khám chữa bệnh hoặc Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề.

Nhìn chung, thu nhập của Cử nhân kỹ thuật phục hồi chức năng thường cao hơn nhiều ngành nghề y khác. Trung bình, kỹ thuật viên phục hồi chức năng thể được chi trả 300.000 đồng – 500.000 đồng cho 1 giờ làm việc.

Theo tạp chí khoa học và công nghệ y khoa nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam hiện cả nước đang thiếu hụt số lượng lớn kỹ thuật viên phục hồi chức năng được đào tạo bài bản bởi các Trường đại học. Điều này dẫn đến tình trạng người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng, đặc biệt là các kỹ thuật chuyên sâu.

Với tính ưu việt, đặc thù của ngành nghề, cơ hội việc làm rộng mở, mức thu nhập hấp dẫn, mức điểm chuẩn vừa phải nên những năm gần đây Đại học ngành kỹ thuật phục hồi chức năng đang là sự lựa chọn hàng đầu cho học sinh THPT khi lựa chọn theo học khối ngành khoa học sức khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *